Kinh nghiệm dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Hiện
nay tình trạng trẻ khuyết tật có rất nhiều, một đứa trẻ vô tư, bình thường, nói
chuyện hoạt bát với mọi người nhưng đối với việc học của trẻ cũng trở nên khó
khăn. Đó là một trong những trường hợp xuất hiện trong lớp học của tôi vào năm
đầu tiên tôi dạy lớp.
Chuyện
câu bé Tâm của lớp tôi, là một học sinh lớp 1, ngày đầu tiên của bạn là sự rụt
rè với cô. Bạn không dám nhìn cô khi trả lời câu hỏi, một câu hỏi đặt ra trong
đầu tôi. Vì sao Tâm luôn vui vẻ với bạn bè, khi được chơi; nhưng khi học bạn lại
rụt rè như vậy? Tôi quyết định đi tìm nguyên nhân và bắt đầu những câu hỏi từ mẹ
của Tâm. Câu trả lời tôi nhận được từ mẹ Tâm là do bé mới dưới quê vào học nên
còn rụt rè. Tôi tạm chấp nhận với câu trả lời ấy và tiếp tục theo dõi bạn trong
1 tuần tiếp theo. Và vẫn câu hỏi đó tôi hỏi mẹ Tâm them lần nữa, nhưng câu trả
lời lần này đã có sự thay đổi. Mẹ cậu bé đã trả lời: “Mẹ cũng không rõ Tâm bị
sao nữa, về nhà bạn được hướng dẫn lại bài đọc trên lớp rất nhiều lần nhưng bạn
vẫn không nhớ chữ khi sáng mình học trên lớp”. Nghe đến đây, tôi đã thuyết phục
PH cho bạn đi khám. Kết quả IQ của bạn khiến nhiều người không khỏi bàn hoàng kể
cả bác sĩ, một cậu bé khá lanh lợi nhưng bài test IQ chỉ cho kết luận IQ = 68
(Trẻ chậm phát triển trí tuệ nhẹ). Sau khi nhận được kết quả của T, mẹ đã lập tức
phối hợp với cô tìm phương pháp GD tại trường và tại nhà. Tôi tìm hiểu PP từ một
chị đồng nghiệp đã nhiều năm kinh nghiệm để áp dụng PP vừa học vừa chơi với T.
Một thời gian sau, Tâm dần nhớ được bảng chữ cái mặc dù chậm hơn các bạn khác
nhưng trong bạn luôn có sự cố gắng muốn học. Và then chốt giúp bé luôn muốn học
đó là sự tự tin.
Nếu
bạn hỏi tôi: Trẻ con ngày nay khao khát điều gì nhất?
Tôi
sẽ trả lời: Khao khát sự cổ vũ của cha mẹ.
Nếu
bạn hỏi tôi: Trẻ con ngày nay thiếu thốn thứ gì nhất?
Tôi
sẽ trả lời: Thiếu thốn sự cổ vũ của cha mẹ.
Tâm
đã được mẹ truyền cho sự tự tin trước khi đến lớp. Nếu bạn muốn con trẻ tiến bộ
thì nên nghĩ cách để con nhìn ra sự tiến bộ của mình, giúp trẻ xây dựng cảm
giác tự hào và tự tin (phối hợp ở nhà và ở lớp)
Thứ
nhất: Dừng ngay việc mắng mỏ và phê bình
Điều
này không thể thay đổi được hiện thực. Thường xuyên mắng mỏ, phê bình trẻ chỉ
có thể khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí còn làm rạn nứt hoặc hủy hoại mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái, thầy và trò. Vì vậy, cha mẹ nên tỏ ra thấu hiểu,
thông cảm với con; thầy cô thấu hiểu, thông cảm với trò. Ngoài ra, cũng cần
giao lưu, nói chuyện với con trẻ về những vấn đề ngoài chuyện học hành. Đây
chính là tiền đề để trẻ chấp nhận sự giáo dục của bạn.
Thứ
hai: Xây dựng phương pháp so sánh đúng đắn
Đừng
mang trẻ ra so sánh với trẻ khác mà phải để trẻ tự so sánh bản thân mình. Phải
để trẻ nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân, đồng thời tích cực động viên trẻ.
Thứ
ba: Kì vọng và tin tưởng là động lực phấn đấu không thể thiếu
Có
thể nói chuyện nhiều hơn với trẻ, thể hiện sự tin tưởng và kì vọng đối với
chúng; đồng thời có những lời động viên tích cực với mỗi bước tiến của trẻ,
giúp trẻ phân tích, đối mặt với khó khăn, thất bại, có như vậy trẻ mới cảm thấy
vui vẻ mà có động lực phấn đấu.
No comments