Bí quyết giúp trẻ tự tin
“Con người là động vật xã hội, do vậy con người không thể tồn tại độc lập với xã hội. mỗi người bắt buộc phải có sự giao lưu với những người xung quanh, mới có thể hoàn thành quá trình xã hội hóa, khiến cho bản thân mình dần trưởng thành”.
Trong
xã hội hiện nay, có rất nhiều trẻ có tính cách cô lập, thường ngày không chịu
chơi với mọi người, thường thích ngồi một mình, chơi một mình. Đặc biệt do trẻ
được nuông chiều nên rất tùy tiện, bướng bỉnh, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ
đến người khác. Một đứa trẻ như thế sau khi trưởng thành khó mà hợp tác, hòa đồng
và thích nghi với xã hội.
Đối
với tình trạng này của trẻ, chúng ta cần làm gì giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống
tập thể. Câu hỏi được đặt ra ở đây: “Trẻ con vốn ngây thơ, vô lo vô nghĩ, tại
sao lại cảm thấy cô độc chứ ?
Thực
ra, cho dù là người lớn hay trẻ con cũng đều cần có người thân, bạn bè để nói
chuyện và giao lưu với họ; khi gặp khó khăn ai cũng cần sự quan tâm, an ủi và động
viên từ những người xung quanh.
Trẻ
cảm thấy cô độc thường là do gặp khó khăn trong chuyện giao lưu với người khác.
Bởi vì lúc bé, trẻ ít được giao tiếp với mọi người trong gia đình, thế nên trẻ
nảy sinh cảm giác xa lạ, có khoảng cách với mọi người, rồi trở nên xa cách với
đám đông.
Gia
đình muốn giúp con sửa tính cô độc này có thể lựa chọn phương pháp sau:
Thứ
nhất: Tạo không khí gia đình đầm ấm
Các
thành viên trong gia đình phải hòa thuận với nhau, cùng tôn trọng và yêu thương
lẫn nhau. Trẻ được sống trong môi trường ấm cúng, hòa thuận của gia đình mới có
thể phát triển lành mạnh. Gia đình cần tích cực cải thiện mối quan hệ với trẻ,
quan tâm đến cuộc sống, sức khỏe và chuyện học tập của trẻ. Hằng ngày có thể
chơi, đi bộ, nói chuyện với trẻ để trẻ dần bước ra khỏi thế giới cô độc của
mình thông qua việc giao lưu với ba mẹ hằng ngày.
Thứ
hai: Mở rộng không gian sống của trẻ
Hiện
nay, do một số nguyên nhân về điều kiện ăn ở, kết cấu gia đình, ba mẹ thường nhốt
con cái ở trong nhà, lâu dần, trẻ sẽ trở nên cô độc. Ba mẹ nên để trẻ bước ra
khỏi thế giới “cái tôi” của mình, để trẻ nô đùa với bạn bè ở xung quanh. Ba mẹ
cũng cần phải tận dụng những kì nghỉ lễ, thời gian rảnh rỗi để dắt trẻ đi công
viên, vườn thú, … những nơi công cộng, đi thăm họ hàng… đề giảm bớt cảm giác xa
lạ của trẻ với mọi người và môi trường xung quanh, tăng cường hứng thú giao
lưu, hình thành tính cách hoạt bát, cới mở, vui vẻ cho trẻ.
Thứ ba: Tăng cường thể chất
Tính cách cô độc có liên quan mật thiết đến thể chất yếu ớt của trẻ. Trẻ có thể chất yếu ớt thường thiếu tính kiên nhẫn và sưc bền bỉ trong các hoạt động, như thế dễ bị các bạn cừng chơi cô lập. Những đứa trẻ ở trong tình trạng này thường tìm cách tránh né xã hội, tránh né giao tiếp với người lạ, tự tách mình ra để bảo vệ bản thân. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên dẫn con ra ngoài xã hội, tham gia các hoạt động thể thao; một là để bồi dưỡng lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan và sức bền cho trẻ; hai là để tăng cường thể chất, giúp trẻ có đủ sức đạt thành tích tốt trong các hoạt động tập thể.
Thứ
tư: Xây dựng tấm gương cho trẻ
No comments