BÍ QUYẾT ĐẠT ĐIỂM CAO PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
BÍ QUYẾT ĐẠT ĐIỂM CAO PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Trung tâm gia sư Thông Thái gửi đến các bạn sĩ tử sắp bước vào kì thi quan trọng sắp tới.
Như các em đã
biết, phần đọc hiểu văn bản chiếm 30% số điểm có trong bài thi và đây cũng là
phần dễ dàng đạt điểm tốt đa nhất. Tuy nhiên, một số bạn HS lại chưa nắm được đặc
điểm của các phạm vi kiến thức có trong phần này nên gặp rất nhiều khó khăn
trong quá trình học tập và ôn luyện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các em
kiến thức trọng tâm của phần đọc hiểu văn bản và chỉ ra những dấu hiệu nhận
biết cụ thể nhất để các em có khả năng đạt điểm tối đa trong phần đọc hiểu này.
![]() |
gia sư Thông Thái |
1.Các phương thức biểu đạt
STT
|
PTBĐ
|
Đặc điểm nhận diện
|
1
|
Tự sự
|
Trình bày diễn biến sự việc
|
2
|
Miêu tả
|
Tái hiện đặc điểm trạng
thái, sự vật, con người
|
3
|
Biểu cảm
|
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
|
4
|
Nghị luận
|
Trình bày ý kiến đánh
giá, bàn luận…
|
5
|
Thuyết minh
|
Trình bày đặc điểm, tính
chất, phương pháp…
|
6
|
Hành chính công vụ
|
Trình bày ý muốn, quyết
định , thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
|
2. Một
số biện pháp nghệ thuật thường gặp
STT
|
BPTT
|
Đặc điểm
nhận diện
|
Tác dụng
|
1
|
So sánh
|
Đối chiếu sự vật này với sự vật khác (như , tựa, bao nhiêu,
bấy nhiêu )
|
Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh
động, cụ thể , tăng tính gợi hình, gợi cảm
|
2
|
Nhân hóa
|
Dùng những từ ngữ vốn chỉ người để chỉ
cho vật
|
Làm cho sự vật gần gũi với con người,
biểu thị tình cảm của con người
|
3
|
Ẩn dụ
|
Gọi tên sự vật vật này bằng tên sự
khác có nét tương đồng
|
Làm tăng tính hàm súc, tính gợi hình,
gợi cảm cho sự điễn dạt
|
4
|
Hoán dụ
|
-Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi
|
Gợi những liên tưởng độc
đáo, tăng tính gợi hình, gợi cảm
|
5
|
Điệp
|
-Là một từ ( hoặc cả câ )
được lặp đi lặp lại nhiều lần
|
Nhấn mạnh, tô đậm ấn
tượng – tăng giá trị biểu cẳm
|
6
|
Chơi chữ
|
Lợi dụng
đặc sắc về âm, nghĩa để tạp ra hiệu quả NT
|
Tạo sắc thái dí dỏm
hài hước
|
7
|
Nói quá
|
phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của svật
, htg
|
Tô đậm ấn tượng
|
8
|
Nói giảm nói tránh
|
Dùng cách diễn đạt tế
nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn
|
Làm giảm nhẹ đi ý đau
thương, mất mát
|
9
|
Liệt kê
|
sắp xếp
hàng loạt từ (cụm từ) cùng loại kế
tiếp nhau
|
Diễn tả cụ thể, toàn diện
các khía cạnh của sự vật
|
10
|
Đảo ngữ
|
Là sự thay đổi trật
tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu
|
Nhấn mạnh, gây ấn tượng
|
11
|
Đối
lập tương phản
|
Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau
|
Tăng hiệu quả diễn đạt
|
3. Các phép liên kết câu trong văn bản
STT
|
Phép liên kết
|
Đặc điểm nhận diện
|
1
|
Phép thế
|
Sử dụng ở câu đứng
sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
|
2
|
Phép lặp
|
Lặp lại ở câu đứng
sau những từ ngữ đã có ở
câu trước
|
3
|
Phép nối
|
Sử dụng ở câu sau
các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước( thường
là các quan hệ từ )
|
4
|
Phép liên tưởng
ĐN,TN
|
Sử dụng ở câu đứng
sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ
ngữ đã có ở câu trước
|
4. Các thao tác lập luận trong
văn bản.
STT
|
Thao tác lập luận
|
Đặc điểm nhận diện
|
1
|
Giải thích
|
Là vận dụng tri thức để giúp người khác hiểu vấn đề nghị luận
một cách rõ ràng
|
2
|
Phân tích
|
là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận,
yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng
|
3
|
Chứng minh
|
Là đưa ra những lí lẽ,
bằng chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm đang nói đến là đáng tin cậy.
|
4
|
Bình luận
|
Là bàn bạc, đánh giá một vấn đề nhằm nhận thức về sự đúng- sai, tốt –xấu, lợi-hại
của nó
|
5
|
Bác bỏ
|
Là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận
định đúng đắn
|
6
|
So sánh
|
Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, (các mặt
của sự vật) để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá
trị của từng sự vật
|
5. Các
hình thức lập luận.
STT
|
Tên hình thức
|
Đặc điểm
|
1
|
Quy nạp
|
Câu chủ đề đặt ở
cuối đoạn
|
2
|
Diễn dịch
|
Câu chủ đề đặt ở
đầu đoạn
|
3
|
Tổng – phân – hợp
|
Câu chủ đề đặt ở
đầu và cuối đoạn
|
4
|
Song hành
|
Không có câu chủ
đề, có từ chủ đề
|
5
|
Móc xích
|
Không có câu chủ
đề, câu sau giải thích nghĩa cho câu trước
|
6. Một
số thể thơ thường gặp.
STT
|
Thể thơ
|
Đặc điểm nhận diện
|
|
1
|
Lục bát
|
Một câu 6 chữ và
một câu 8 chữ nối liền nhau
|
|
2
|
Song thất lục bát
|
Hai câu đầu 7
chữ, tiếp đến là câu 6 chữ và câu 8 chữ
|
|
3
|
Bốn , năm, sáu
bảy, tám chữ
|
Nhận biết dựa vào
số chữ trong một câu, không hạn định số câu
|
|
4
|
Tự do
|
Các dòng dài ngắn
khác nhau
|
|
5
|
Các thể thơ Đường
luật
|
Thất ngôn tứ
tuyệt
|
Bài thơ gồm bốn
câu, mỗi câu 7 chữ
|
6
|
Ngũ ngôn tứ tuyệt
|
Bài thơ gồm bốn
câu, mỗi câu 5 chữ
|
|
7
|
Thất ngôn bát cú
|
Bài thơ gồm 8
câu, mỗi câu 7 chữ
|
7.Một
số nội dung khác
- Yêu cầu xác định nội dung chính
của văn bản.
- Yêu cầu đặt nhan đề cho văn bản (
nếu có câu chủ đề, lấy câu chủ đề)
- Yêu cầu nêu cảm nhận về nội dung, tình cảm được thể hiện trong
văn bản...
-
Rút ra bài học hoặc thông điệp.
*Lưu ý: Phần đọc hiểu văn bản cần
trình bày thật cụ thể, rõ ràng và đúng trọng tâm câu hỏi
để có thể đạt điểm tối đa.
No comments