Cách học giỏi môn hóa học - Làm sao để học tốt môn hóa học ?
Hóa học là một
bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết lẫn bài tập. Để học
tốt môn hóa học cần nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức
cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản để giải quyết một hay
nhiều vấn đề mới.
![]() |
Học giỏi môn hóa học |
Nếu bạn thấy
môn hóa khó hãy thử áp dụng cách học tốt môn hóa, bí quyết ôn tập và làm bài
thi hóa điểm cao sau sẽ giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi nghĩ đến
hóa học. Sau đây là các bí quyết giúp bạn học tốt môn hóa học:
I. Lý thuyết
– Muốn học giỏi môn hóa học bạn cần nắm vững lí thuyết các khái niệm, các định nghĩa, các định
luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra bạn cần quan
sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết
hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.
– Xử lí
thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan
trọng cho chính mình.
– Vận dụng
kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để
hiểu sâu bài học (đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng).
– Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn
hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
II. Bài tập
1. Bài tập về các chất :
– Tên gọi :
nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông
thường, tên quốc tế).
– Lí tính :
thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi,
vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
– Cấu tạo :
biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của
nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
– Hóa tính :
+ Dựa vào đặc
điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu,
suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
+ Với những
chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại
phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học
tốt môn hóa hơn.
Điều chế :
+ Nắm được
phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể,
ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
+ Phải nhớ
được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng :
nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
a. Các bài tập áp dụng :
Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí
tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
– Viết
phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại
hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
– Chuỗi phản
ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi
mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất
(đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
– Nhận diện
hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng
kèm dấu hiệu.
– Giải thích
hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo
kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
b. Bí quyết làm bài thi môn hóa :
Muốn học tốt
môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một
số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng,
lập và giải được hệ phương trình, …).
– Liệt kê
các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều
kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số
(thường là số mol , đặt công thức chung)
– Viết tất cả
các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi
điều kiện nếu có)
– Thiết lập
mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng
các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật
cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện
tích, …) để giải quyết vấn đề.
Vài phương
pháp để học tốt môn Hóa học:
– Thường thì
trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập nên để học tốt môn hóa bạn nên tự giải hết
phần bài tập để củng cố kiến thức này.
– Tự viết
phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa sẽ giúp bạn nhớ lâu và học tốt môn
hóa hơn.
– Bạn nên học
hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học.
– Biết quan
sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất
tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng
hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).
– Biết kết hợp
với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí. Tham khảo: Cách học giỏi môn
toán lớp 10
– Muốn học tốt
môn hóa học cần có hứng thú, say mê với môn học
bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học
thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn
khác cũng vậy).
Vài tuyệt
chiêu trong việc học tốt môn hóa học:
– Sử dụng sơ
đồ tư duy: Muốn học giỏi môn hóa bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình
đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều
này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể
tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại
những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần.
– Bảng tuần
hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương
trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi
ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học
và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.
– Đoán đề
thi: thông thường trước khi thi (tất cả các môn) mình thường đoán đề, đề sẽ cho
dạng như thế nào (kết hợp vài thông tin có ở trên lớp) và cách thức để “chiến đấu”
sao cho hiệu quả.
– Học trên mạng:
tìm một website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ cực tốt đấy các bạn ạ!
1. Chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, tài liệu tham khảo,
đồ dùng học tập thậm chí cả máy tính có kết nối mạng Internet là rất cần thiết.
2. Trong giờ học cần chú ý lắng nghe, ghi chép
giáo viên giảng bài và mạnh dạn hỏi lại thầy cô những điều mình chưa hiểu, chưa
rõ. Một học sinh muốn học tốt môn hóa cần luôn tự đặt ra ba câu hỏi cho mình:
Đó là cái
gì? Nó như thế nào? Tại sao lại như thế? Ngoài ra mỗi người học cần tích cực
tham gia hoạt động thảo luận nhóm để cùng bàn bạc, giải quyết và làm rõ vấn đề.
Tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài cho tiết học thêm sinh động. Muốn
vậy, chúng ta cũng cần xem trước bài mới trước khi vào lớp.
3. Việc tự học ở nhà vẫn là nhân tố quan trọng
nhất nếu bạn muốn học tốt môn Hóa. Trong tuần, có từ hai đến ba tiết (nếu học cả
tự chọn) Hóa học, sau mỗi buổi học trên lớp, về nhà bạn nên học bài ngay ngày
hôm đó.
Khi học nên
đọc bài nhiều lần cho thuộc, vừa học vừa tự rút ra kết luận cần thiết để hiểu
rõ vấn đề hơn. Cuối cùng bạn nên soạn thêm các đề cương tóm tắt nội dung, kiến
thức quan trọng cần nắm vững. từ đó ứng dụng ngay vào việc giải quyết bài tập
trong SGK và sách bài tập.
Việc ôn tập
kiến thức cũ là điều không hề dễ chút nào vì bài cũ không thuộc thì bài mới lại
càng khó khăn hơn. Do đó bạn phải biết cách ghi nhớ kiến thức biến kiến thức của
thầy cô, của SGK thành kiến thức của mình.
4. Học nhóm ngoài giờ học! đây là phương pháp
tuân thủ nguyên tắc “Học thầy không tày học bạn”. Gần đây, học sinh hầu như
không chú ý đến. Mỗi nhóm có từ 3 đến 7 học sinh tham gia. Mỗi nhóm có 1 nhóm
trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm trưởng.
Ưu điểm của
phương pháp là các thành viên có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau bạn học khá gúp đỡ
bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì
bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.
Tuy nhiên,
nhược điểm của phương pháp này là nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì
hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng
khác và không hiệu quả.
+ Hoạt động
nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định và phải quy ước nhóm thật rõ ràng.
+ Sau khi kết
một thúc bài, một chương mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực học và làm
bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi thắc mắc,
những bài tập chưa làm được.
+ Trong buổi
học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình băn khoăn nhờ
các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp lại gửi
giáo viên bộ môn giảng giải.
5. Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy, phương
pháp sơ đồ hóa tóm tắt kiến thức đối với mỗi nội dung bài học, tổng kết chương.
6. Với hướng thi trắc nghiệm trong kì thi THPT
Quốc gia năm 2015 như hiện nay, bộ môn Hóa có thời gian làm bài 90 phút với 50
câu. Đề có sư phân loại rõ ràng dành cho học sinh trung bình, khá, giỏi. Để làm
tốt các câu từ 30 (bên cạnh từ câu 1 đến câu 30 nên giải quyêt càng nhanh càng
tốt) trở đi giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc các vấn đề sau đây:
* Nắm chắc
các phương pháp giải nhanh bài tập hóa.
* Nắm chắc
các công thức tính nhanh.
* Nắm chắc
kiến thức cơ bản và cả những phần nâng cao.
* Nghiên cứu
thật kĩ đề thi minh họa hàng năm do Bộ GD & ĐT đề xuất.
7. Không học tủ học bất cứ chuyên đề nào vì nếu
chỉ học tủ một chuyên đề nào đó dễ dẫn đến không đủ thời gian để học các chuyên
đề khác và kết quả thi sẽ kém. Tùy theo số câu hỏi của mỗi chuyên đề mà dành thời
gian tương ứng để học.
8. Tự tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
Trong thời đại ngày nay, bất cứ thông tin gì cũng có thể được tìm thầy trên mạng.
Các thông tin cần tìm kiếm như; phương pháp giải bài tập hóa, các dạng bài tập,
đề kiểm tra theo chuyên đề, các khóa học trên mạng, các bài giảng về các chuyên
đề…
9. Làm tốt các bài thực hành trên lớp. Hóa học
là môn khoa học thực nghiệm, nếu chúng ta làm được càng nhiều thí nghiệm mang
tính chất chứng minh, đối chứng thì càng nắm bài tốt. Mỗi thí nghiệm các bước
tiến hành, các hiện tượng xảy ra cần được ghi chép cẩn thận và mỗi học sinh phải
tự tay làm.
Sau mỗi thí
nghiệm người học sẽ nhớ lâu hơn và qua đó còn rèn học sinh đươc nhiều kĩ năng
khác. Đặc biệt, các bài toán nhận biết các chất giáo viên nên gợi ý hướng dẫn để
học sinh tự làm và kiểm chứng với lí thuyết từ đó càng làm cho học sinh thêm
yêu thích và đam mê môn Hóa học.
10. Cuối cùng các em cần ghi nhớ câu tục ngữ sau
đây: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”
Trên đây là
một số chia sẽ về kinh nghiệm và phương pháp học tập bộ môn Hóa. Mỗi em học
sinh có một cách học, một phương pháp khác nhau không thể áp đặt một khuôn mẫu
chung cho mọi người. Tuy nhiên, có điểm chung duy nhất để học tốt môn Hóa là
chúng ta phải có sự yếu thích và lòng say mê môn học.
Nguồn:
http://truongvietanh.com/cach-hoc-tot-mon-hoa-bi-quyet-on-tap-va-lam-bai-thi-hoa-diem-cao/
http://www.baomoi.com/10-bi-quyet-giup-hoc-sinh-hoc-tot-mon-hoa/c/17178409.epi
No comments